Menumb
DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI MARTINO
Facebook tiktok Youtube
Năm Mão ở Trung Quốc là con thỏ nhưng Việt Nam tại sao lại là con mèo?

Năm Mão ở Trung Quốc là con thỏ nhưng Việt Nam tại sao lại là con mèo?

5/5 (457 bình chọn)

Tại sao vị trí thứ tư trong 12 địa chi (tức chi Mão) theo truyền thống nông lịch Trung Quốc là cầm tinh con thỏ, nhưng trong quan niệm của người Việt thì vị trí này thuộc về mèo?

Lý do mà ở Trung Quốc năm Mão lại là năm con Thỏ

Mèo và Thỏ có ngoại hình tương đối giống nhau , cũng có những đặc tính gần giống nhau. Ở Trung Quốc con thỏ được coi là con vật gần gũi và mang lại may mắn cho con người nhiều hơn mèo. Và ở Việt Nam thì ngược lại. Nên Trung Quốc lấy Thỏ và Việt Nam lấy Mèo trong bộ 12 con giáp .

Thập nhị chi (12 con giáp) được cho là xuất hiện từ thời nhà Thương, hay còn gọi là là Ân, ở Trung Quốc (vào khoảng năm 1766-1122 trước Công nguyên). Theo đó, người xưa lựa chọn một con vật tương ứng với mỗi năm: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão/Mẹo (thỏ), Thìn (rồng), Tị (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn). 12 loài vật này tượng trưng cho 12 năm, gọi là thập nhị chi.

Ở Trung Quốc, thỏ được cho là con vật tượng trưng cho những gì hạnh phúc nhất. Những người sinh năm thỏ được cho là sống tốt bụng, uy tín, trung thành dù có đôi chút bí ẩn.

Con thỏ trong 12 con giáp ở trung quốc

Vì sao năm Mão ở Việt Nam là con mèo?

Có nhiều lý giải khác nhau về việc trong văn hóa Việt, mèo là con vật đại diện cho năm mão.

Vị trí con giáp Mão trong 12 địa chi theo Trung Quốc từ trước đến nay được hiểu thuộc về con thỏ. Đến nỗi người Trung Quốc gần đây đặt hẳn vấn đề: "Tại sao trong 12 con giáp có chuột mà không có mèo?".

Về mặt từ ngữ, chữ mão cổ được ghi nhận trong Thuyết văn giải tự là chữ tượng hình, tự dạng giống hai cánh cửa (ảnh), và trong các nghĩa của từ mão, không có nghĩa nào là mèo hoặc thỏ (mèo chữ Hán là miêu, thỏ chữ Hán là thố).

Chữ mão Trung Quốc không phải là mèo

Chữ Mão tượng hình theo Thuyết văn giải tự

Về sự ra đời của các con giáp được gán cho các chi, học giới Trung Quốc ghi nhận sự xuất hiện 12 loài động vật tượng trưng cho 12 địa chi là từ sách Luận hoành của Vương Sung - một nhà tư tưởng theo chủ nghĩa duy vật thời Đông Hán. Việc này có xét đến thói quen hoạt động theo giờ của mỗi loài. 

Chẳng hạn ban đêm chuột hoạt động mạnh nhất, nên giờ tý gọi là "tý thử", giờ mão là lúc trăng chưa lặn, thỏ ra khỏi hang ổ ăn cỏ còn ướt sương đêm cho nên gọi là "mão thố"... Những cụm từ "tý thử", "mão thố" được dùng quen thuộc trong cách gọi ngày giờ năm tháng âm lịch.

Trong vòng ảnh hưởng văn hóa từ Trung Hoa, vị trí mão trong 12 con giáp ở Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn mang biểu tượng con thỏ. Chỉ Việt Nam mới xem mão là mèo. 

Công trình khảo cứu Việt Nam cũng có 12 con giáp, tại sao có năm mèo mà không có năm thỏ, so sánh với các nước có 12 con giáp có cách lý giải đáng chú ý: "Vì mão trong cụm "mão thố" có âm Hán ngữ tương tự với chữ mèo, nên kết quả là mão bị đọc nhầm thành mèo". 

Con mèo trong 12 con giáp việt nam

Công trình này cũng ghi nhận thêm một cách lý giải nữa là thời xưa, thỏ chưa phải là động vật phổ biến, do vậy Việt Nam dùng mèo thay thế cho vị trí thứ tư trong 12 địa chi như đã thấy.

Cách lý giải về âm đọc mão/mèo xem ra dễ hình dung hơn; còn việc loài thỏ xuất hiện tại Việt Nam từ lúc nào, trước hay sau khi Việt Nam có nông lịch, lại là công việc cần sự phối hợp liên ngành giữa lịch sử ngữ âm, lịch học và động vật học chẳng hạn. 

Dù vậy, theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm đầu tiên được ghi nhận trong bộ sử này là năm Nhâm Tuất (2879 trước Công nguyên). Bản sử này ra đời năm 1697, như vậy muộn nhất là đến thế kỷ 17 Việt Nam đã dùng lịch can chi, và chép chuyện từ 2879 TCN cũng dùng hệ can chi như Trung Quốc. 

Tuy nhiên, thiên can - địa chi là dùng trong lịch pháp, cùng các tính toán phong thủy và dự đoán học. 

Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng bất luận Mão được xem là mèo hay thỏ thì tính chất của chi này cũng không bị ảnh hưởng: Mão vẫn thuộc âm trong 12 địa chi và thuộc mộc theo thứ tự ngũ hành.

Truyền thuyết về 12 con giáp

Xuyên suốt lịch sử nhân loại, tuy con người đã truyền miệng vô số dị bản về sự hình thành 12 con giáp cho hậu thế, câu chuyện sau đây vẫn được biết đến nhiều hơn cả - Cuộc đua tới Thiên đình giữa 12 loài động vật.

Trong lịch sử cung hoàng đạo Trung Quốc, có vô vàn truyền thuyết và thần thoại, mỗi vùng đều có cho riêng mình dị bản khác nhau nhưng cùng chung một câu hỏi: “Tại sao lại có 12 con giáp? Thứ tự của chúng được sắp xếp dựa trên cơ sở nào”?

Dưới đây là sự tích phổ biến nhất, đồng thời là một nét tín ngưỡng ăn sâu trong tiềm thức của thế hệ sau này trong nền văn hoá cung hoàng đạo của Trung Quốc.

Giải đáp thứ tự của 12 con giáp

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa Ngọc Hoàng là người đã đặt tên cho tất cả các con vật trên khắp thế gian này. Và trong số đó, ngài muốn lựa chọn một loài vật nào đó thật xứng đáng, dùng tên của chúng để gọi theo từng năm. Mỗi một năm sẽ có một con vật nhất định đại diện và làm vị chúa tể ngự trị, cai quản hạ giới thay Ngọc Hoàng.

Sau khi định ngày lành tháng tốt, nhận lệnh Ngọc Hoàng, đến ngày hẹn, muôn loài vật ở hạ giới đều phấn khích và hào hứng, tất bật chuẩn bị mọi thứ để khởi hành lên Thiên đình tiếp kiến Ngọc Hoàng, ghi danh và hy vọng mình sẽ được lựa chọn để trở thành thủ lĩnh, chúa tể của muôn loài.

Hôm sau, Chuột đã dậy từ rất sớm. Trên hành trình đến Thiên môn, chú ta bắt gặp một con sông chảy siết. Sau một hồi chờ đợi, Chuột lên kế hoạch nhảy vào tai của Trâu siêng năng - đang chăm chú băng qua sông và không bận tâm đến bất cứ thứ gì.

Chú Trâu cứ thế băng băng về đích, đáng lẽ ra nó đã có thể đến Thiên đình trước nhưng Chuột nhanh hơn nó một bước khi nhảy xuống từ lưng Trâu ta và cán đích đầu tiên. Trâu ngậm ngùi về nhì, kế sau 2 con vật là Hổ ganh đua.

Thỏ là con vật giành được vị trí thứ tư, dù nhanh nhưng nhanh nhẹn với địa hình sông hiểm trở, Thỏ ta cũng phải khó khăn lắm mới có thể vượt qua. Rồng dù có ưu thế bay lượn và đáng lẽ phải là con vật đến đầu tiên, tuy nhiên nó gặp một ngôi làng đang hứng chịu trận hỏa hoạn. Vì ra tay tương trợ, cứu người nên chỉ có thể đến thứ 5.

Rắn và Ngựa lần lượt đến ngay sau Rồng ở vị trí thứ 6 và 7. Cả Dê, Khỉ và Gà đều cùng vượt sông trên một chiếc bè. Khi vào đến bờ, Dê được nhường lên trước rồi đến Khỉ và Gà. Theo thứ tự, Dê ở vị trí thứ 8, Khỉ là thứ 9 và Gà đứng thứ 10.

Chó vốn là một loài có khả năng bơi giỏi nhưng với việc không tắm trong khoảng thời gian dài khiến nó say mê nghịch nước, vui đùa dưới sông. Vì thế mà chỉ kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ 11.

Có một chút tương đồng với Chó, Lợn dù sở hữu một tốc độ đáng kinh ngạc, tuy nhiên nó là con vật ăn nhiều và khi ăn xong thì lại buồn ngủ, vì lẽ đó mà nó đến muộn. Đấy chính là lời lý giải cho vị trí thứ 12 của Lợn.

Sự vắng mặt của Mèo và mối thù sâu đậm với Chuột

Tuy là hàng xóm, Mèo luôn “cậy lớn bắt nạt bé", khiến Chuột vô cùng tức giận và nung nấu ý định “trả thù”. Sau khi nghe sắc lệnh của Hoàng đế, Chuột ta biết rằng, cơ hội vàng đã đến.

Chú Mèo ngái ngủ ra lệnh cho Chuột phải đánh thức nó dậy khi cuộc đua ngày mai chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, Chuột quyết định lặng lẽ rời đi vào sáng sớm hôm sau, để lại Mèo ta vẫn đang say giấc. Chỉ khi biết Chuột đã lừa mình, Mèo nhận ra đã quá muộn để có thể xuất phát. Từ đó, con người truyền tai nhau về mối thù không đội trời chung giữa hai loài vật này.

Một dị bản khác kể rằng, trong lúc nhanh nhẹn nhảy lên đầu Trâu ngồi nhằm tới được bờ kia con sông, Chuột bất ngờ bị trượt người về phía trước, điều này khiến mèo rơi xuống sông. Điều này cũng là tiền đề cho việc loài động vật này khá sợ nước.

Bài viết liên quan
Top 1 dịch vụ tang lễ trọn gói nổi tiếng nhất tại tphcm
Top 1 dịch vụ tang lễ trọn gói nổi tiếng nhất tại tphcm
Gia đình đang tìm kiếm một đơn vị tổ chức tang lễ trọn gói HCM chuyên nghiệp - tận tình - chu đáo? Hãy liên hệ ngay vời Martino để hưởng những dịch vụ tốt nhất nhé!
Đánh giá chi tiết về dịch vụ tang lễ Martino
Đánh giá chi tiết về dịch vụ tang lễ Martino
Hiện nay dịch vụ tang lễ trọn gói đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Và những thông tin bên dưới do tang lễ Martino cung cấp chắc chắn sẽ cực kỳ hữu ích cho gia đình. Gia đình có nhu cầu về dịch vụ tang lễ xin liên lạc với chúng tôi qua Hotline 0944448822 Mr Tâm.
Tang lễ trọn gói là gì? Dịch vụ tang lễ trọn gói giá rẻ tại Tphcm
Tang lễ trọn gói là gì? Dịch vụ tang lễ trọn gói giá rẻ tại Tphcm
Lựa chọn đơn vị tang lễ trọn gói giá rẻ bao gồm những tiêu chí gì và cơ sở nào uy tín nhất? Đừng lo vì đã có Martino giúp gia quyến giải quyết nỗi lo lắng này nhé!

Xem thêm: ,

martino funeral
người phục vụ tận tâm
Martino Funeral là người bạn đồng hành cùng tang quyến trong hành trình tiễn đưa người đã khuất về nơi vĩnh hằng một cách tận tâm và trọn vẹn
Trang trí tang lễ
Trang trí bàn thờ cho lễ tang là điều vô cùng thiêng liêng và đòi hỏi sự cẩn thận, cẩn trọng cao. Khi đặt bàn thờ đám tang dành riêng cho người đã mất, bạn cần tách biệt hoàn toàn so với bàn thờ tổ tiên.
Trang trí sự kiện tang lễ gói Ngọc Bồ Đề
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Đại Phúc tone vàng
Trang trí tang lễ Phật giáo gói Đại Phúc tone trắng
Trang trí tang lễ gói Bảo Khánh tone vàng
Trang trí tang lễ gói Vạn Phước tone trắng
Trang trí tang lễ Công giáo gói Phục Sinh
Nhà tang lễ
Sự ra đời của nhà tang lễ giúp cho gia đình giảm bớt gánh nặng khi không có diện tích để tổ chức một tang lễ hoàn chỉnh cho người thân của mình. Bên cạnh đó, đối với những phong tục kị của một số vùng miền cũng khiến cho nhiều gia đình phải lo lắng để tìm kiếm địa điểm tổ chức tang lễ. Do đó, với loại hình cho thuê nhà tang lễ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình.
Nhà tang lễ số 5 Phạm Ngũ Lão
Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng bệnh viện quân y 175
Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương
Liên hệ
Quý gia đình xin để lại thông tin

Đăng ký tại đây

Họ tên
Số điện thoại
Nội dung cần hỗ trợ
DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI MARTINO

Cơ sở 1: 410 Mã Lò, p.Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân

Cơ sở 2: 35 Nguyễn Thị Đặng, p.Tân Thới Hiệp, Q12

Email: traihommartino@gmail.com

Điện Thoại : 0944 44 88 22

Fanpage
Fanpage
Bản quyền thuộc về Martino Group - All right reserved