Menumb
DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI MARTINO
Facebook tiktok Youtube
Tết Thanh Minh năm 2022 vào ngày nào? Văn khấn Tết Thanh minh

Tết Thanh Minh năm 2022 vào ngày nào? Văn khấn Tết Thanh minh

5/5 (393 bình chọn)

Tết Thanh minh là một trong những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống người Việt. Nhằm hướng về cội nguồn tri ân, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên, vào ngày này, thường những người còn sống sắp xếp về dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của người thân, tổ tiên mình.

Tết thanh minh 2022 vào ngày nào?

Tết Thanh minh năm 2022 vào ngày nào?

Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

“Thanh minh trong tiết tháng 3

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh…”

Nhờ câu nói này mà phần lớn mọi người thường nhớ Tết Thanh minh diễn ra vào tháng 03 Âm lịch. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Tết Thanh minh không có ngày cố định: thời gian sẽ bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày, khoảng từ ngày 04-05/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 Dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ).

Năm 2022, lễ Tết Thanh minh sẽ vào thứ Ba ngày 05/4/2022 (Dương lịch) (tức ngày 05/3/Nhâm Dần).

Tết Thanh minh hay Tiết thanh minh?

Theo quan niệm dân gian, Tết Thanh minh là một trong những khái niệm lập lịch của các nước phương Đông từ xa xưa. Theo nghĩa đen, "thanh" là khí trong, còn "minh" là sáng sủa. Như vậy, "Thanh minh" nghĩa là trời mát mẻ, quang đãng.

Tết Thanh minh hay còn gọi là Tiết Thanh minh mang nét đẹp văn hóa gắn liền với đạo đức người Việt, nhằm thể hiện bổn phận báo hiếu của con cháu, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên và những người thân đã khuất.

Theo dân gian, vào ngày này, những người thân trong gia đình sẽ tụ họp để làm lễ tảo mộ đầu năm, thăm viếng và dọn cỏ dại trên mộ. Khi mình nhớ chăm sóc “ngôi nhà” cho người thân của mình đã quá cố, tuy rằng mình không thể nhìn thấy, nhưng nếu họ còn ở trong cõi ngạ quỷ thì vẫn sẽ yên lòng. Bên cạnh đó, mình tạ lễ những vị thần linh cai quản ở nơi ấy cũng sẽ giúp cho người thân của mình được an ổn hơn.

Do vậy, ngày lễ Tết Thanh minh còn nhắc nhở chúng ta sống hướng về cội nguồn, niệm tâm tri ân, tỏ lòng thành kính của mình đối với những người đi trước. Trong Tết Thanh minh, các gia đình thường thực hiện nghi lễ sửa sang lại mộ phần của gia tiên cho khang trang, sạch sẽ và làm lễ cúng gia tiên 

Tết thanh minh năm 2022 vào ngày nào?

Nguồn gốc của ngày Tết Thanh minh theo quan niệm dân gian

Tết Thanh minh bắt nguồn từ Trung Quốc, diễn ra vào mùa Xuân Thu hằng năm. Truyền thuyết kể lại rằng, năm đó lúc vua Tấn Văn Công gặp loạn lạc và phải bỏ nước lưu vong khắp nơi. Trong thời gian lưu vong này, ông được vị hiền sĩ Giới Tử Thôi hộ tống và hiến kế để trốn nạn. Vượt qua bao khó khăn trên đường vị hiền sĩ đều dốc lòng bảo vệ vua, thậm chí cắt phần thịt ở chân mình để cứu vua khỏi chết đói. Mặc dù mang lòng cảm kích nhớ ơn người hiền sĩ này nhưng khi đã giành lại được đất nước thì vua Tấn Văn Công lại quên mất người đã giúp mình năm xưa.

Thay vì truy cứu nhà vua, Giới Tử Thôi cùng mẹ rút về trên núi Điềm Sơn ở ẩn và mặc kệ đồ vật ban thưởng của nhà vua. Trong lúc tức giận nhà vua đã vô tình đốt cháy cả rừng khiến hai mẹ con Giới Tử Thôi chết cháy, khi biết người mình mang ơn đã mất vua vô cùng đau buồn và ban lệnh cả nước phải kiêng đốt lửa và chỉ ăn đồ nguội trong 3 ngày (03/03 - 05/03 âm lịch) để tưởng nhớ công lao của Giới Tử Thôi. Từ đó, ngày 03/03 âm lịch hằng năm được lấy là ngày Tết Hàn thực, đây cũng là 1 ngày thuộc Tết Thanh minh để tưởng nhớ sự hy sinh của người đã khuất.

Cúng Tết Thanh minh để được lợi ích cho người mất

Dân gian quan niệm “sống có nhà, chết có mồ”. Tức là với một người đã khuất, tấm mộ là nơi người sống có thể tiếp xúc, thể hiện tình cảm của mình với họ.

Tuy nhiên, theo quan điểm Phật giáo, ở mỗi một nơi, mỗi một trú xứ cũng đều có những vị thần có oai đức, có oai lực cai quản. Nên khi mình tạ lễ như vậy, nếu như các vong linh, người thân đã khuất còn ở đó thì họ sẽ được các vị trợ duyên và bảo hộ.

Trong kinh Đức Phật đã dạy rằng, nếu ai tác phước hồi hướng thì đều được thần linh hộ trì. Cho nên, mình làm các việc thiện và sắm sửa đồ chay tịnh, không sát mạng chúng sinh để cúng các vị thần linh, quỷ thần có oai đức ở mộ, dù họ có thọ nhận được hay không thì đều phát sinh ra những phước báo thiện lành. Đồng thời cũng là điều chúng ta kết nối phong tục tập quán dân tộc với sự giải thoát trong đạo Phật đối với chúng sinh, là nhân duyên để mình không bị chấp vào nơi ở, phần mộ của mình, hướng tâm theo con đường giải thoát.

Để người đã khuất được nhiều lợi ích nhất, nếu nhà mình có người thân chưa siêu thoát thì Tết Thanh minh cũng là lúc để bày tỏ tâm hiếu thuận của mình, lòng mong cầu người nhà mình không bị chấp trước vào phần mộ, được nương tựa Tam Bảo, nghe Pháp sớm giác ngộ giải thoát. Người thân nên tụng kinh, tác phước hồi hướng và khai thị cho chúng vong linh sớm được giác ngộ.

Tảo mộ vào tết thanh minh

Tảo mộ theo đúng quan niệm Phật giáo trong Tết Thanh minh giúp người đã khuất sớm được giác ngộ, giải thoát.

Cách sắm lễ Tết Thanh minh ngoài mộ và ở nhà đầy đủ nhất

Hương, hoa, quả (loại quả thì tùy ý và không quy định số lượng là bao nhiêu), nước trắng, xôi hoặc bát cơm trắng, bánh kẹo tùy ý.

Đồ lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.

– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị hai quả hay bốn quả. Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, không nên cúng quả xanh vì chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

– Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước.

+ Hiến cúng chư Thiên, chư Thần: một bát cơm, một chén nước chè.

+ Hiến cúng gia tiên và các vong linh: một bát cơm, một chén nước chè hoặc một mâm cơm chay và ba bát cơm vơi.

sắm lễ cúng tết thanh minh

Văn khấn cúng Tết thanh minh tại mộ và ở nhà chuẩn xác nhất

Hương, hoa, quả (loại quả thì tùy ý và không quy định số lượng là bao nhiêu), nước trắng, xôi hoặc bát cơm trắng, bánh kẹo tùy ý.
1. Nguyện Hương
(Quỳ. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
Nguyện ý thành, tâm kính
Biến mãn khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
(Quỳ hoặc đứng; chắp tay bạch)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh, ủng hộ cho gia đình con/chúng con.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…
Hôm nay ngày... tháng... năm… nhân tiết thanh minh là phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam hướng tới tổ tiên nơi mộ phần, con/chúng con cũng theo phong tục này mà tu hành để tăng trưởng tâm kính trọng và biết ơn, khiến cho gia đình được hạnh phúc. Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời các vong linh (đọc tên)... về đây dự pháp nghe kinh thọ tài ẩm thực hiến cúng của con/chúng con.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Đại từ đại bi thương chúng sinh,
Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
(Ngồi; khai chuông mõ)
Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,
Nguyện hiểu nghĩa chân Đức Thế Tôn.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)
(Ngồi, pháp khí: mõ)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân
Là người đệ tử Phật, ngày đêm nên chí tâm, nhớ nghĩ và tư duy, về tám điều giác ngộ, của các bậc Đại nhân.
Điều Giác Ngộ Thứ Nhất
Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội, nếu quán sát như thế, dần dần lìa sinh tử.
Điều Giác Ngộ Thứ Hai
Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn, đều từ tham dục khởi, nếu ít muốn biết đủ, thân tâm được tự tại.
Điều Giác Ngộ Thứ Ba
Tâm nếu không biết đủ, chỉ lo việc tham cầu, sẽ tăng thêm tội ác, Bồ Tát không như vậy, thường nhớ đến tri túc, vui cảnh nghèo giữ đạo, lấy tuệ làm sự nghiệp.
Điều Giác Ngộ Thứ Tư
Lười biếng phải sa đọa, nên thường hành tinh tấn, để phá phiền não ác, chiết phục cả bốn ma, ra khỏi ngục ấm giới.
Điều Giác Ngộ Thứ Năm
Ngu si phải sinh tử, nên Bồ Tát thường nhớ, luôn học rộng nghe nhiều, để tăng trưởng trí tuệ và thành tựu biện tài, rồi đem niềm vui lớn, giáo hóa cho tất cả.
Điều Giác Ngộ Thứ Sáu
Nghèo khổ hay oán hờn, thường kết nhiều duyên ác, Bồ Tát hành bố thí, bình đẳng với oán thân, không nhớ đến lỗi cũ, không ghét bỏ người ác.
Điều Giác Ngộ Thứ Bảy
Năm dục là tai họa, thân dẫu ở cõi tục, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bát và pháp khí, chí nguyện người xuất gia, luôn giữ đạo trong sạch, thực hành hạnh thanh tịnh, từ bi với tất cả.
Điều Giác Ngộ Thứ Tám
Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não thật vô biên, nên phát tâm Bồ đề, tu hành cầu Thánh đạo, cứu độ khắp tất cả, nguyện thay thế chúng sinh, gánh chịu vô lượng khổ, khiến cho tất cả loài, đều được đại an lạc.
Tám điều nói trên đây, chư Phật và Bồ Tát, đã tự mình giác ngộ, và tinh tấn hành đạo, tu từ bi trí tuệ, nương theo thuyền Pháp thân, đến nơi bờ Niết bàn, rồi trở lại sinh tử, độ thoát các chúng sinh, cũng đem tám điều này, chỉ dạy cho tất cả, khiến mọi loài chúng sinh, biết được sinh tử khổ, xa lìa năm món dục, tu tâm theo Thánh đạo. Nếu người đệ tử Phật, tư duy tám điều này, sẽ ở trong mỗi niệm, diệt được vô lượng tội, thẳng tiến đến Bồ đề, mau thành tựu Chính giác, dứt hẳn đường sinh tử, thường an trú tịnh lạc.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
(Quỳ, chắp tay)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh, chư Thiên, chư Thần Linh chứng giám, chư vong linh hoan hỷ, con/chúng con nguyện cho chư Thiên, chư Thần Linh cùng các vong linh, được thực hành lời Phật dạy cùng con/chúng con sớm được giác ngộ.
Hôm nay gia đình con/chúng con thực hành pháp bố thí cúng dường, thành tâm sắm sửa vật thực, dâng lên cúng dường.
Trường hợp do duyên trên mâm cúng có thịt chúng sinh thì đọc: Nhân duyên gia đình chưa hiểu Phật Pháp nên có thể sát mạng chúng sinh để cúng lễ, con/chúng con xin bạch không dâng cúng các phần thịt do gia đình sát mạng chúng sinh. Con/chúng con xin bạch cúng các phần vật thực chay và vật thực tam tịnh nhục đúng Pháp.
(Tiếp)
Thượng: xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.
Trung: xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh.
Hạ: xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây.
Sau: xin hiến cúng cho tất cả các vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời. Nguyện cho các vong linh được nương sự bố thí trong đàn lễ cúng này của con/chúng con mà được thọ thực no đủ.
(Ngồi, pháp khí: mõ)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)
Nguyện cho các vong linh
Được thọ thực no đủ
Nghe kinh giác ngộ Pháp
Sinh lòng kính tín Phật
Nương tựa nơi Tam Bảo
Tu hành cầu thoát khổ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
(Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần này)
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Nhân duyên ngày này, con/chúng con xin thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp.
Con/chúng con mong muốn các vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời, sớm được siêu thoát khỏi cảnh khổ, trong cõi vong linh ngạ quỷ, nên con/chúng con thành tâm xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vong linh.
Nhân ngày lễ cúng hướng tâm tới chư Thiên, chư Thần Linh, con/chúng con xin phát nguyện thành tâm cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh, nguyện cho các vị được tăng phúc, luôn giúp cho con/chúng con được mọi sự tốt lành.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 xá)
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con/chúng con xin đem công đức trong đàn lễ cúng này nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh cùng các vong linh mà con/chúng con hướng tâm cúng dường hồi hướng, được kết duyên pháp lữ trong Pháp Bố Thí mà chư Phật dạy cho con/chúng con, để đời đời kiếp kiếp cùng trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.
Con/chúng con kính bạch chư Phật, con/chúng con thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh, nương công đức tu hành chân thật của con/chúng con, mà phát khởi tâm làm hộ pháp giúp đỡ ủng hộ, tạo duyên cho gia đình con/chúng con được (đọc mong cầu)... cùng nhau gặp được Chính Pháp, tinh tấn tu hành cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo.
Văn khấn tết thanh minh
 
(Khi lễ xong thì hạ lễ, lễ đó dùng để ăn được)

Nghi Thức Cúng Tết Thanh Minh Tại Nhà

Sắm Lễ – Bày Lễ

– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm hoặc nếu không dùng hương đốt thì hướng tâm thành cúng lễ (hương tâm)
– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh. Nếu không có nước trà thay bằng nước trắng.
– Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
– Thực: chay hoặc tam tịnh nhục.
+ Vật thực chay: rau, củ, quả. Khi làm cơm chay có thể có các thực phẩm chay mua sẵn hoặc tự chế biến từ rau củ quả.
+ Vật thực tam tịnh nhục: Tam là ba; Tịnh: thanh tịnh; Nhục: thịt. Ba nhân duyên dùng, thọ thực thịt chúng sinh đúng pháp, thanh tịnh.
Ba nhân duyên đó là: không tự tay giết chúng sinh để lấy thịt đó; không xui người khác giết chúng sinh để lấy thịt đó; không nghe thấy tiếng kêu của chúng sinh đó, khi chúng sinh đó bị giết.
– Trước bát hương thờ Phật: quả, một bát cơm, một cốc nước.
Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh.
– Trước bát hương thờ thần linh (chư Thiên, chư Thần, thổ công, thần đất…): quả, một bát cơm, một cốc nước.
– Trước bát hương thờ gia tiên: quả, một mâm cơm (chay, tam tịnh nhục) hoặc một bát cơm, một cốc nước và một cốc sữa.
(Cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh cũng có thể cúng tam tịnh nhục. Đức Phật và chư Thánh khi còn tại thế vẫn sử dụng vật thực tam tịnh nhục)
Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện Thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em, con cái. Khi cúng lễ với nguồn tâm này, thì gia đình sẽ được gia tăng phúc báu và cảm ứng được với thế giới tâm linh.
Tùy duyên có/không dùng pháp khí: chuông, mõ, khánh.
Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.
Nghi Thức Cúng Lễ
(Quỳ. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)
a. Dùng hương đốt, hương trầm,…
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
Nguyện ý thành, tâm kính
Biến mãn khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Đại từ đại bi thương chúng sinh,
Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
(Quỳ gối, chắp tay bạch)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh, ủng hộ cho gia đình con/chúng con.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:…
Hôm nay ngày... tháng... năm… nhân tiết thanh minh là phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam hướng tới tổ tiên nơi mộ phần, con/chúng con cũng theo phong tục này mà tu hành để tăng trưởng tâm kính trọng và biết ơn, khiến cho gia đình được hạnh phúc.
Gia đình con/chúng con thành tâm sắm sửa vật thực, dâng lên cúng dường.
Trường hợp do duyên trên mâm cúng có thịt chúng sinh thì đọc: Nhân duyên gia đình chưa hiểu Phật Pháp nên có thể sát mạng chúng sinh để cúng lễ, con/chúng con xin bạch không dâng cúng các phần thịt do gia đình sát mạng chúng sinh. Con/chúng con xin bạch cúng các phần vật thực chay và vật thực tam tịnh nhục đúng Pháp.
(Tiếp)
Thượng: xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.
Trung: xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh.
Hạ: xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây.
Sau: xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, thỉnh mời và hiến cúng cho tất cả các vong linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ:… hợp duyên với gia đình con/chúng con, các vong linh thai nhi của (tên mẹ)... cùng các vong linh có duyên tại nơi đất ở của gia đình và các vong linh oan gia trái chủ có duyên oán kết đang báo oán gia đình con/chúng con. Nguyện cho các vong linh, được nương sự bố thí, trong đàn lễ hiến cúng này, mà được thọ thực no đủ.
(Ngồi, pháp khí: mõ)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)
Nguyện cho các vong linh
Được thọ thực no đủ
Nghe kinh giác ngộ Pháp
Sinh lòng kính tín Phật
Nương tựa nơi Tam Bảo
Tu hành cầu thoát khổ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
(Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần này)
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nhân duyên ngày này, con/chúng con xin thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp.
Con/chúng con mong muốn cho vong linh gia tiên tiền tổ, các vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời, sớm được siêu thoát khỏi cảnh khổ, trong cõi vong linh ngạ quỷ, nên con/chúng con thành tâm xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vong linh.
Nhân ngày lễ cúng hướng tâm tới chư Thiên, chư Thần Linh, con/chúng con thành tâm xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh, nguyện cho các vị được tăng phúc, luôn giúp cho con/chúng con được mọi sự tốt lành.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 xá)
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con/chúng con xin đem công đức trong đàn lễ cúng này nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh cùng các vong linh mà con/chúng con hướng tâm cúng dường hồi hướng, được kết duyên pháp lữ trong Pháp Bố Thí mà chư Phật dạy cho con/chúng con, để đời đời kiếp kiếp cùng trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.
Con/chúng con kính bạch chư Phật, con/chúng con thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh, nương công đức tu hành chân thật của con/chúng con, mà phát khởi tâm làm hộ pháp giúp đỡ ủng hộ, tạo duyên cho gia đình con/chúng con được (đọc mong cầu)… cùng nhau gặp được Chính Pháp, tinh tấn tu hành cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo.

Cúng Lễ Có Tụng Kinh

(Quỳ. Thực hiện 1 trong 2 văn nguyện hương dưới đây)
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
Nguyện ý thành, tâm kính
Biến mãn khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)
(Quỳ gối, chắp tay bạch)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con.Con/chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh, ủng hộ cho gia đình con/chúng con.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh (nếu có):… Hiện đang ở tại:… 
Hôm nay ngày... tháng... năm… nhân tiết thanh minh là phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam hướng tới tổ tiên nơi mộ phần, con/chúng con cũng theo phong tục này mà tu hành để tăng trưởng tâm kính trọng và biết ơn, khiến cho gia đình được hạnh phúc. Con/chúng con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời tất cả các vong linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ:… hợp duyên với gia đình con/chúng con, các vong linh (đọc tên)..., các vong linh thai nhi của (tên mẹ)... vong linh hợp duyên trên đất ở của gia đình và cùng các vong linh có duyên với gia đình con/chúng con, được về đây dự pháp nghe kinh thọ tài ẩm thực hiến cúng của con/chúng con.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Đại từ đại bi thương chúng sinh,
Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ) 
(Ngồi; khai chuông mõ)
Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,
Nguyện hiểu nghĩa chân Đức Thế Tôn.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)
(Ngồi, pháp khí: mõ)
Bài Kinh: Cúng Thí Người Mất
1. Rồi Bà-la-môn Cha-nu-sô-ni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Cha-nu-sô-ni bạch Thế Tôn:
- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi Bà-la-môn, cho bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, bố thí có lợi ích gì cho các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết có được thọ hưởng bố thí ấy hay không?
- Này Bà-la-môn, nếu có tương ứng xứ, thời có lợi ích, không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ.
- Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là tương ưng xứ, thế nào là không tương ưng xứ?
2. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục. Món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
3. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loài bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
4. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài Người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
5. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú nơi đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy.
6. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh… có tà kiến. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cũng cho vị ấy, tại đấy, vị ấy sống với món ăn ấy; Tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Ba-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú nơi đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy.
7. Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống ấy đã chết, không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy?
- Này Bà-la-môn, các bà con huyết thống khác đã chết, được sanh vào chỗ ấy, những người ấy được hưởng bố thí ấy.
- Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống đã chết, không sanh vào chỗ ấy, và các bà con huyết thống khác cũng không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy?
- Không có trường hợp ấy, không có cơ hội ấy, này Bà-la-môn, rằng chỗ ấy có thể trống không trong một thời gian dài, không có người bà con huyết thống đã chết. Nhưng này Bà-la-môn, người bố thí không phải có hưởng quả.
- Có phải Tôn giả Gotama nói một giả thuyết không thể xảy ra?
- Này Bà-la-môn, Ta nói một giả thuyết không thể xảy ra. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Tại đây, vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Vì rằng, ở đây, này Bà-la-môn, có sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, do vậy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Tại đây, vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Vì rằng, ở đây, này Bà-la-môn, có sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến, do vậy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; do vậy, tại đấy vị ấy được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh cộng trú với các loài ngựa, sanh cộng trú với các loài bò… cộng trú với các loài gia cầm. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc, nên tại đấy vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Ở đây, này Bà-la-môn, có hạng người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham ái, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với loài Người. Tại đấy, vị ấy được năm loại dục công đức sai khác, thuộc về loài Người. Vì rằng, này Bà-la-môn, vị ấy từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có sân tâm, có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với loài Người. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, các trú xứ, đèn đuốc; do vậy, ở đấy vị ấy được năm dục công đức của loài Người. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến, người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên. Vị ấy tại đấy được năm loại dục công đức của chư Thiên. Vì rằng ở đây có từ bỏ sát sanh... có chánh kiến, cho nên sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với chư Thiên. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn với các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Do vậy, tại đấy vị ấy được năm dục công đức của chư Thiên. Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí không phải không có kết quả.
8. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Cho đến như thế này, thưa Tôn giả Gotama, là vừa đủ để bố thí, là vừa đủ để tổ chức các tín thí. Vì rằng, ở đấy, người bố thí không phải không có kết quả (như đã được nói).
- Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí này không phải không có kết quả.
- Thật kỳ diệu thay Tôn giả Gotama... Xin Tôn giả Gotama hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 xá)
(Kinh Tạng Nam Truyền, Tăng Chi Bộ 5, Chương 10, Phẩm Janussoni, Phẩm Janussoni, tr.264)
Một thời, rất nhiều Tỳ-kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự.
Rồi một vị thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến các Tỳ-kheo nói lên bài kệ sau:
Xưa sống thật an lạc,
Chúng đệ tử Cù-Đàm,
Không tham tìm món ăn,
Không tham tìm chỗ trú,
Biết đời là vô thường,
Họ chấm dứt khổ đau,
Nay tự làm ác hạnh,
Như thôn trưởng trong làng,
Họ ăn, ăn ngã gục
Thèm khát vật nhà người,
Con vái chào chúng Tăng,
Đảnh lễ một vài vị,
Vất vưởng, không hướng dẫn,
Họ sống như ngạ quỷ,
Những ai sống phóng dật,
Vì họ, con nói lên,
Những ai không phóng dật,
Chân thành con đảnh lễ.
Các vị Tỳ-kheo ấy được vị Thiên cảnh tỉnh, tâm hết sức xúc động.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 xá)
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 9, phần Không chế ngự căn, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.448)
Văn bạch
(Quỳ, chắp tay)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh, chư Thiên, chư Thần Linh chứng giám, chư vong linh hoan hỷ, trong bài kinh “Cúng Thí Người Mất”, Đức Phật dạy cho người thân, nên làm lễ hiến cúng cho người đã chết. Trong bài kinh “Không Chế Ngự” các vị chư Thiên, chư Thần Linh luôn giúp đỡ ủng hộ cho con/chúng con người chăm tu thiện phúc, bố thí cúng dường, giữ giới.
Hôm nay gia đình con/chúng con thực hành pháp bố thí cúng dường, thành tâm sắm sửa vật thực, dâng lên cúng dường.
Trường hợp do duyên trên mâm cúng có thịt chúng sinh thì đọc: Nhân duyên gia đình chưa hiểu Phật Pháp nên có thể sát mạng chúng sinh để cúng lễ, con/chúng con xin bạch không dâng cúng các phần thịt do gia đình sát mạng chúng sinh. Con/chúng con xin bạch cúng các phần vật thực chay và vật thực tam tịnh nhục đúng Pháp.
Thượng: xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.
Trung: xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh.
Hạ: xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi đây.
Sau: xin hiến cúng cho tất cả các vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời. Nguyện cho các vong linh, được nương sự bố thí, trong đàn lễ hiến cúng này, mà được thọ thực no đủ.
(Ngồi, pháp khí: mõ)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)
Nguyện cho các vong linh
Được thọ thực no đủ
Nghe kinh giác ngộ Pháp
Sinh lòng kính tín Phật
Nương tựa nơi Tam Bảo
Tu hành cầu thoát khổ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
(Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần này)
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nhân duyên ngày này, con/chúng con xin thực hành pháp cúng dường Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý, phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp.
Con/chúng con mong muốn cho vong linh gia tiên tiền tổ, các vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời, sớm được siêu thoát khỏi cảnh khổ, trong cõi vong linh ngạ quỷ, nên con/chúng con thành tâm xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vong linh.
Nhân ngày lễ cúng hướng tâm tới chư Thiên, chư Thần Linh, con/chúng con thành tâm xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tịnh tài (tiền) là:… để hồi hướng phúc báu đến cho các vị chư Thiên, chư Thần Linh, nguyện cho các vị được tăng phúc, luôn giúp cho con/chúng con được mọi sự tốt lành.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 xá)
(Quỳ, chắp tay bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con/chúng con xin đem công đức trong đàn lễ cúng này  nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh cùng các vong linh mà con/chúng con hướng tâm cúng dường hồi hướng, được kết duyên pháp lữ trong Pháp Bố Thí mà chư Phật dạy cho con/chúng con, để đời đời kiếp kiếp cùng trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.
Con/chúng con kính bạch chư Phật, con/chúng con thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh, nương công đức tu hành chân thật của con/chúng con, mà phát khởi tâm làm hộ pháp giúp đỡ ủng hộ, tạo duyên cho gia đình con/chúng con được (đọc mong cầu)... cùng nhau gặp được Chính Pháp, tinh tấn tu hành cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)
(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)
Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm vô thượng. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo.
=> Xem thêm: Dịch vụ tang lễ trọn gói Tphcm tại đây
Bài viết liên quan
Top 1 dịch vụ tang lễ trọn gói nổi tiếng nhất tại tphcm
Top 1 dịch vụ tang lễ trọn gói nổi tiếng nhất tại tphcm
Gia đình đang tìm kiếm một đơn vị tổ chức tang lễ trọn gói HCM chuyên nghiệp - tận tình - chu đáo? Hãy liên hệ ngay vời Martino để hưởng những dịch vụ tốt nhất nhé!
Đánh giá chi tiết về dịch vụ tang lễ Martino
Đánh giá chi tiết về dịch vụ tang lễ Martino
Hiện nay dịch vụ tang lễ trọn gói đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Và những thông tin bên dưới do tang lễ Martino cung cấp chắc chắn sẽ cực kỳ hữu ích cho gia đình. Gia đình có nhu cầu về dịch vụ tang lễ xin liên lạc với chúng tôi qua Hotline 0944448822 Mr Tâm.
Tang lễ trọn gói là gì? Dịch vụ tang lễ trọn gói giá rẻ tại Tphcm
Tang lễ trọn gói là gì? Dịch vụ tang lễ trọn gói giá rẻ tại Tphcm
Lựa chọn đơn vị tang lễ trọn gói giá rẻ bao gồm những tiêu chí gì và cơ sở nào uy tín nhất? Đừng lo vì đã có Martino giúp gia quyến giải quyết nỗi lo lắng này nhé!

Xem thêm: văn khấn lễ thanh minh, văn khấn tết thanh minh, tết thanh minh năm 2022, tết thanh minh,

martino funeral
người phục vụ tận tâm
Martino Funeral là người bạn đồng hành cùng tang quyến trong hành trình tiễn đưa người đã khuất về nơi vĩnh hằng một cách tận tâm và trọn vẹn
Trang trí tang lễ
Trang trí bàn thờ cho lễ tang là điều vô cùng thiêng liêng và đòi hỏi sự cẩn thận, cẩn trọng cao. Khi đặt bàn thờ đám tang dành riêng cho người đã mất, bạn cần tách biệt hoàn toàn so với bàn thờ tổ tiên.
Trang trí sự kiện tang lễ gói Ngọc Bồ Đề
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Đại Phúc tone vàng
Trang trí tang lễ Phật giáo gói Đại Phúc tone trắng
Trang trí tang lễ gói Bảo Khánh tone vàng
Trang trí tang lễ gói Vạn Phước tone trắng
Trang trí tang lễ Công giáo gói Phục Sinh
Nhà tang lễ
Sự ra đời của nhà tang lễ giúp cho gia đình giảm bớt gánh nặng khi không có diện tích để tổ chức một tang lễ hoàn chỉnh cho người thân của mình. Bên cạnh đó, đối với những phong tục kị của một số vùng miền cũng khiến cho nhiều gia đình phải lo lắng để tìm kiếm địa điểm tổ chức tang lễ. Do đó, với loại hình cho thuê nhà tang lễ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình.
Nhà tang lễ số 5 Phạm Ngũ Lão
Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng bệnh viện quân y 175
Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương
Liên hệ
Quý gia đình xin để lại thông tin

Đăng ký tại đây

Họ tên
Số điện thoại
Nội dung cần hỗ trợ
DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI MARTINO

Cơ sở 1: 410 Mã Lò, p.Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân

Cơ sở 2: 35 Nguyễn Thị Đặng, p.Tân Thới Hiệp, Q12

Email: traihommartino@gmail.com

Điện Thoại : 0944 44 88 22

Fanpage
Fanpage
Bản quyền thuộc về Martino Group - All right reserved